Wi-Fi là gì? Các chuẩn Wi-fi

Trang chủ » Technology » Wi-Fi là gì? Các chuẩn Wi-fi
03/01/2022 Technology 375 viewed

Wifi – mạng không dây, hiện đã và đang chiếm vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, công việc cũng như giải trí thường ngày của chúng ta. Vậy Wifi là gì?, Các chuẩn Wifi – 802.11a/b/g/n/ac/ad là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé?

Wifi là gì?

WiFi viết tắt từ Wireless Fidelity là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Sóng này cũng giống như sóng cho điện thoại di động, truyền hình và radio.

Wifi dựa trên các loại chuẩn kết nối IEEE 802.11IEEE 802.11 là một tập các chuẩn của tổ chức IEEE (tiếng Anh: Institute of Electrical and Electronic Engineers) bao gồm các đặc tả kỹ thuật liên quan đến hệ thống mạng không dây.

Chuẩn IEEE 802.11 mô tả một giao tiếp “truyền qua không khí” (tiếng Anh: over-the-air) sử dụng sóng vô tuyến để truyền nhận tín hiệu giữa một thiết bị không dây và tổng đài hoặc điểm truy cập (tiếng Anh: access point), hoặc giữa 2 hay nhiều thiết bị không dây với nhau.

Ngày này, Wifi được sử dụng rộng rãi trong đời sống như ở sân bay, quán café, thư viện hoặc khách sạn… Hệ thống cho phép truy cập Internet tại những khu vực có sóng của hệ thống này, hoàn toàn không cần đến cáp nối. Ngoài các điểm kết nối công cộng (hotspots), WiFi có thể được thiết lập ngay tại nhà riêng.

Nguyên tắc hoạt động của Wifi?

Chúng ta cần phải có bộ phát Wifi hay chính là các thiết bị như modem, router. Thiết bị modem, router này nhận tín hiệu Internet nguồn (được cung cấp bởi các đơn vị ISP như FPT, Viettel, VNPT,…) qua kết nối hữu tuyến Ethernet rồi chuyển thành tín hiệu vô tuyến và phát những tín hiệu này đi bằng một anten.

Thiết bị sử dụng như điện thoại, máy tính bảng, laptop… được trang bị Card wifi (bộ chuyển đổi tín hiệu không dây) hay còn gọi là adapter sẽ chuyển tín hiệu sóng vô tuyến này thành tín hiệu Internet.

Quy trình này vẫn hoạt động với chiều ngược lại nghĩa là router, modem nhận tín hiệu sóng vô tuyến từ adapter và giải mã chúng, gửi lên Internet.

Wifi là gì? Nguyên tắc hoạt động của Wifi

Chuẩn kết nối Wifi

Tín hiệu Wifi hoạt động gửi và nhận dữ liệu ở tần số 2.4 GHz, 5 GHz hoặc 60 GHz. Tần số này cao hơn so với các tần số sử dụng cho điện thoại di động, các thiết bị cầm tay và truyền hình. Điều này cho phép Wifi có thể mang nhiều dữ liệu hơn. Nhưng bù lại sẽ bị hạn chế ở phạm vi truyền – khoảng cách. Còn các loại sóng khác tuy tần số thấp nhưng lại có thể truyền đi ở khoảng cách rất xa.

Sóng Wifi sử dụng chuẩn kết nối 802.11 trong thư viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers), chuẩn này bao gồm 6 chuẩn nhỏ là 802.11a/b/g/n/ac/ad.

  • Chuẩn 802.11b là phiên bản đầu tiên trên thị trường nên là chuẩn chậm và rẻ tiền nhất. Cho nên chuẩn này ít phổ biến hơn và dần bị thay thế. Chuẩn 802.11b phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz, nó có thể xử lý đến 11 megabit/giây, sử dụng mã CCK (complimentary code keying).
  • Chuẩn 802.11g cũng hoạt động ở tần số 2.4 GHz, nhưng nhanh hơn so với chuẩn 802.11b, tốc độ xử lý đạt 54 megabit/giây. Chuẩn 802.11g nhanh hơn vì nó sử dụng mã OFDM (orthogonal frequency-division multiplexing), một công nghệ mã hóa hiệu quả hơn.
  • Chuẩn 802.11a hoạt động ở tần số 5 GHz và có thể đạt đến 54 megabit/ giây. Nó cũng sử dụng mã OFDM.
  • Chuẩn 802.11n hoạt động ở cả tần số 2.4 GHz và 5 GHz, được sử dụng công nghệ MIMO (Multiple-Input Multiple-Output), cho phép hỗ trợ tốc độ tối đa lên tới 600Mbps
  • Chuẩn 802.11ac hoạt động ở tần số 5 GHz nhanh hơn so với chuẩn 802.11n, tốc độ truyền dữ liệu tối đa đạt đến 1.3 Gigabit/giây
  • Chuẩn 802.11ad phát ở tần số 60 GHz nhanh hơn so với chuẩn 802.11ac, tốc độ truyền dữ liệu tối đa đạt đến 7 Gigabit/giây

Wifi có thể phát sóng trên cả hai tần số 2,4 GHz và 5 GHz, để cắt giảm tín hiệu của mình tránh bị nhiễu và cung cấp tín hiệu nhanh từ Router không dây đến máy tính của bạn.

“Về cơ bản các tần số giống như hai đài phát thanh FM khác nhau”

Theo vật lý học, tần số thấp hơn có thể truyền đi xa hơn. Wifi, 2.4 GHz có tần số thấp hơn, vì vậy nó có thể “tiếp cận” với các máy tính ở cách xa hơn so với Wifi tần số 5 GHz.

Tuy nhiên Wifi 5 GHz có thể truyền được nhiều dữ liệu hơn.

“Nếu coi 2.4 Ghz và 5 GHz là một con đường cao tốc, thì 2.4 GHz là là đường cao tốc một làn, còn 5 GHZ là cao tốc có 6 làn”

Tính năng bảo mật

Để truy cập mạng, người dùng phải có mật khẩu. Đây chính là nơi mà bạn nhập mật khẩu để kết nối mạng Wifi. Hiện nay, có nhiều chuẩn bảo mật như WEP, WPA, WPA2, WPA3. Mỗi chuẩn bảo mật sẽ có những tính năng riêng.

Tính cho tới thời điểm hiện tại thì WPA2 vẫn đang là tiêu chuẩn mã hóa Wifi an toàn nhất hiện nay. Bởi tiêu chuẩn này tính đến cả lỗ hổng KRACK. Vì vậy, cho dù là mạng doanh nghiệp hay mạng gia đình thì cũng khó bị tấn công theo kiểu này.

Ngược lại, đối với chuẩn WEP lại rất dễ bị bẻ khóa. Vì vậy, hiện nay tiêu chuẩn mã hóa này không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào. Cho nên, nếu vẫn còn sử dụng những thiết bị áp dụng chuẩn mã hóa này thì người dùng nên thay thế để tăng cường độ bảo mật cho hệ thống mạng của mình.

Ngoài ra, mặc dù chưa được đưa vào sử dụng nhưng người dùng cũng không nên quá mong đợi vào chuẩn WPA3. Bởi cho dù là tiêu chuẩn mã hóa nào đi chăng nữa thì cũng sẽ không có khả năng bảo mật tất cả các thiết bị trong nháy mắt. Bởi việc đưa ra một tiêu chuẩn mã hóa mới và áp dụng lâu dài là cả một quá trình.

Hy vọng một số thông tin cơ bản trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mạng không dây Wifi đang tồn tại quanh chúng ta hàng ngày.

Chia sẻ:
Tags:
TOP HOME