Chứng nhận là hoạt động đánh giá, xác định đối tượng sao cho phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nhằm bảo vệ người sử dụng, đảm bảo thiết bị, máy móc phải được vận hành một các an toàn. Từ đó, các máy móc thiết bị không đạt chuẩn về chất lượng lưu hành trên thị trường sẽ bị loại bỏ để đảm bảo an toàn cho người vận hành thiết bị.
Nội dung
Chứng nhận TÜV SÜD
TÜV SÜD là tổ chức chứng chận của Đức được thành lập vào năm 1866 với lịch sử 150 năm đảm bảo độ tin cậy, chất lượng và mức độ an toàn cho các quá trình sản xuất, sản phẩm, máy móc và con người. Tổ chức độc lập TÜV SÜD là tổ chức đi đầu trong lĩnh vực chứng nhận an toàn sản phẩm trên toàn thế giới. Tổ chức toàn cầu này hoạt động tại Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ, với doanh thu lên đến 2.2 tỷ euro và sở hữu đến 22,600 nhân viên (hơn một nửa số nhân viên đến từ khắp nơi ngoài nước Đức).
Các con dấu của TÜV SÜD được nhận diện toàn cầu và đây là biểu tượng của một tổ chức giàu kinh nghiệm, nghiêm ngặt và làm việc có cơ sở. Tổ chức TÜV SÜD được tin tưởng bởi các thương hiệu lớn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực từ ô tô (Mercedes, Lamborghini, Audi) đến công nghệ thông tin, đồ điện từ, đồ chơi cho đến các sản phẩm thể thao.
Tham khảo thêm tại: www.tuvsud.com
Chứng nhận ISO
Chứng nhận ISO chứng nhận rằng một hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, dịch vụ hoặc quy trình tài liệu có tất cả các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng. ISO ( Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ) là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ, phát triển các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống.
Chứng chỉ ISO tồn tại trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, từ quản lý năng lượng và trách nhiệm xã hội đến các thiết bị y tế và quản lý năng lượng. Các tiêu chuẩn ISO được đưa ra để đảm bảo tính nhất quán. Mỗi chứng nhận có tiêu chuẩn và tiêu chí riêng biệt và được phân loại bằng số.
Tham khảo thêm tại: www.iso.org
Tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 – phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
ISO 9001:2015 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp và chứng nhận phù hợp đối với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
Chứng nhận CE
CE được viết tắt từ cụm từ tiếng pháp Conformité Européenne. CE có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Một sản phẩm đạt được chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm đó tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.
Tại các nước khu vực Châu Âu thì việc có được chứng nhận CE được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu hoặc bị trả lại vì không có CE Marking.
Tham khảo thêm tại: ec.europa.eu
Chứng nhận UL
UL (Viết tắt của: Underwriters Laboratory – tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm). Tổ chức này có 3 nhiệm vụ chính là: cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm tác động đến cuộc sống hoặc tài sản; lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn và cuối cùng là xây dựng tiêu chuẩn.
Là 1 công ty tư vấn và cấp giấy chứng nhận, có trụ sở tại Mỹ. UL cung cấp các chứng nhận đảm bảo an toàn, xác nhận, kiểm thử, thanh tra, kiểm toán, tư vấn, đào tạo cho nhiều loại khách hàng, bao gồm các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, hoạch định chính sách, nhà quản lý, các công ty dịch vụ và người tiêu dùng.
Khi tổ chức UL kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị điện – điện tử, nếu một thiết bị nào có tên trong danh mục UL-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được tổ chức UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn của UL.
Ký hiệu UL được gắn trên các sản phẩm có nghĩa là tổ chức UL đã kiểm tra và chứng nhận mẫu đại diện.
UL là 1 bên thứ ba, hoạt động đánh giá của họ được tiến hành không vì lợi ích của tổ chức, cũng không vì lợi ích tài chính đối với sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng có thể tin tưởng con dấu do UL phê duyệt là hoàn toàn khách quan, không chịu bất cứ tác động nào từ phía nhà sản xuất.
Tham khảo thêm tại: www.ul.com
Khu vực nguy hiểm (hazardous area classification)
Chuẩn Điện Quốc gia Hoa Kỳ (National Electrical Code – NEC) xác định khu vực nguy hiểm là nơi “Có nguy cơ cháy nổ do các khí hoặc hơi dễ cháy, chất lỏng dễ cháy, bụi cháy, sợi hoặc hạt bay dễ cháy.”
Vùng nguy hiểm Class 1
Theo NEC, có ba kiểu khu vực nguy hiểm. Kiểu đầu tiên tạo ra bởi sự hiện diện của các loại khí dễ cháy hoặc hơi trong không khí, như khí gas tự nhiên hoặc hơi xăng. Khi có khí này trong không khí sẽ xuất hiện nguy cơ cháy nổ, sẽ gây nên đám cháy nếu nếu một nguồn điện hoặc các nguồn phát lửa xuất hiện. Phân loại vùng nguy hiểm này là vùng I (Class I Hazardous Location). Vùng I nguy hiểm (Class I Hazardous Location) là vùng trong đó có khí hoặc hơi dễ cháy. Các vùng I điển hình là:
- Nhà máy lọc dầu, kho chứa xăng và khu vực pha chế;
- Khu vực chưng cất mà có xuất xuất hiện hơi dễ cháy;
- Khu vực phun sơn;
- Khu bảo dường máy bay (Aircraft hangars) và khu vực cấp nhiên liệu;
- Nhà máy điện khí mà quá trình vận hành bao gồm lưu trữ và quản lý khí đốt hóa lỏng hoặc khí tự nhiên.
Vùng nguy hiểm Class II
Vùng II nguy hiểm (Class II) theo NEC là khu vực hiện diện của bụi cháy. Hạy bụi cháy, lơ lửng trong không khí, có thể gây ra một vụ nổ mạnh mẽ như là một xảy ra tại nhà máy lọc dầu. Vùng II điển hình gồm:
- Băng chuyển;
- Nhà máy bột và thức ăn chăn nuôi;
- Nhà máy sản xuất sử dụng hoặc lưu trữ bột magnesium hoặc bột nhôm;
- Nhà máy nhựa, dược phẩm, pháo hoa;
- Nhà máy tinh bột hoặc bánh kẹo;
- Nhà máy gia vị, đường hoặc chế biến ca cao;
- Nhà máy tuyển than hoặc xử lý các bon.
Vùng nguy hiểm Class III
Vùng III nguy hiểm (Class III hazardous locations) theo NEC là có sợi hoặc bụi dễ cháy, do các loại vật liệu được xử lý, lưu trữ, chế biến. Các sợi và bụi không được lọc khỏi không khí, sẽ đọng lại xung quanh máy móc hoặc thiết bị chiếu sáng và tỏa nhiệt, một tia lửa hoặc kim loại nóng có thể gây cháy. Một số dạng vùng III điển hình:
- Nhà máy dệt, bông sợi;
- Nhà máy chế biến sợi bông, hạt lanhs;
- Nhà máy chết biến gỗ, mùn cưa.
Division 1, Division 2
Ngoài vùng nguy hiểm, NEC còn xét đến tình trạng khu vực nguy hiểm là những nguy cơ xuất hiện. Mã của chất nguy hiểm được đưa vào trong mô tả trong hai phần, đầu tiên, điều kiện bình thường, và, thứ hai, điều kiện bất thường.
Trong điều kiện bình thường, chất nguy hiểm dự kiến sẽ có mặt trong hoạt động sản xuất hàng ngày hoặc trong quá trình sửa chữa và bảo trì hoạt động thường xuyên.
Khi chất độc hại dự kiến sẽ được đóng trong thùng kín hoặc các hệ thống khép kín xuất hiện khi bị đổ vỡ do vô ý hoặc thao tác thì tình trạng gọi là “bất thường.”
Mã cho hai tình trạng này rất đơn giản: Division 1- Bình thường và Division 2 – Bất bình thường. Class I, Class II và Class III vùng nguy hiểm có thể thuộc Division 1 hoặc Division 2.
Chứng nhận IEC
IEC (International Electrotechnical Commission) – Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế được thành lập năm 1906. IEC được thành lập nhằm thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử và các vấn đề liên quan như: chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn điện và hỗ trợ cho thông hiểu quốc tế.
IEC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức tiêu chuẩn hoá và chuyên môn quốc tế như: ISO, Liên đoàn Viễn thông quốc tế – ITU; Ban Tiêu chuẩn hoá Kỹ thuật điện châu Âu – CENELEC. Đặc biệt, giữa IEC và ISO đã thiết lập một thoả thuận về phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức. Theo thoả thuận này, phạm vi hoạt động của IEC bao gồm tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử. ISO và IEC đã phối hợp thành lập một ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin được đặt trong cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO (ISO/IEC/JTC1).
Bộ tiêu chuẩn điện kỹ thuật (chuẩn hoá quốc tế IEC) bao gồm trên 6500 tiêu chuẩn về thiết kế, lắp đặt hệ thống điện.
Những tiêu chuẩn của IEC được sắp xếp theo dãy số từ 60000 đến 79999. Ví dụ IEC 60432.
Bộ tiêu chuẩn cũ của IEC đưa ra trước năm 1997 được đánh số lại bằng cách cộng số cũ với 60000. Ví dụ tiêu chuẩn cũ số IEC 237 đặt lại là IEC 60237.
Tham khảo thêm tại: www.iec.ch
Tiêu chuẩn IP
Để đánh giá mức độ chống bụi chống nước của một sản phẩm mà nó có thể đạt được thì người ta sẽ tiến hành kiểm tra nó theo tiêu chuẩn IP, chỉ tiêu đánh giá là cấp bảo vệ IP với các chỉ số IP biểu thị mức độ chống bụi nước đạt được, chỉ số IP càng cao thì khả năng chống bụi chống nước càng hoàn hảo.
Cấp bảo vệ IP là cấp bảo vệ bởi vỏ ngoài của một thiết bị để chống lại sự xâm nhập của vật thể rắn hoặc chất lỏng từ bên ngoài vào bên trong thiết bị đó (được quy chuẩn bởi tiêu chuẩn quốc tế IEC:60259).
Thông thường cấp bảo vệ IP được mã hóa bởi chữ cái đầu IP và hai chữ số biểu thị chỉ số bảo vệ IP. Ví dụ như: IP20; IP44; IP54; IP65; IP66; IP67; IP68… Tiếp sau hai chữ số biểu thị chỉ số bảo vệ IP còn có thể được ghi thêm một đến hai chữ cái phụ. Ví dụ như: IP23C; IP23CS; IP68H…
Tiêu chuẩn NEMA
NEMA là viết tắt của “National Electrical Manufacturers Association” – “Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Hoa Kỳ (Mỹ)”. Tổ chức này đã phát triển một loạt các tiêu chuẩn của vỏ bọc, vỏ bảo vệ cho thiết bị điện tử tương ứng với hệ thống đánh giá IP của Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế (IEC).
NEMA được chia thành nhiều cấp độ từ thấp đến cao để biểu thị khả năng chịu đựng thời tiết của vỏ bọc, bao gồm: NEMA 1, NEMA 2, NEMA 3, NEMA 3R, NEMA 4/4X, NEMA 5, NEMA 6/6P, NEMA 11, NEMA 12 và NEMA 13…
Tiêu chuẩn EN 50155
EN50155 là “tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng cho các ứng dụng đường sắt” với các yêu cầu khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm, sốc và rung. Các ứng dụng áp dụng như: đầu máy, đường sắt, xe buýt, tàu điện ngầm, xe vận chuyển và,..
Tiêu chuẩn EN50121-4
EN50121-4 là “tiêu chuẩn châu âu quy định các giới hạn dành cho thiết bị truyền thông và viễn thông (bao gồm cả hệ thống cung cấp điện)”. Quy định các giới hạn về phát xạ và miễn nhiễm điện từ của thiết bị tín hiệu và thông tin liên lạc trong các ứng dụng đường sắt.
Tiêu chuẩn MIL-STD 810
MIL-STD (viết tắt của Military Standard) là tiêu chuẩn về độ bền được quân đội Mỹ đặt ra dành cho các trang thiết bị của họ. 810G là tiêu chuẩn được đặt ra vào năm 2014 nhằm thay thế cho tiêu chuẩn 810F ra đời vào năm 2000. Tiêu chuẩn 810H với nhiều yêu cầu khắt khe hơn về sức chịu đựng và độ bền.
Để đạt được tiêu chuẩn MIL-STD 810, các thiết bị phải trải qua 28 bài kiểm tra liên tục như áp suất thấp, nhiệt độ cao/thấp, nhiệt độ chấn động, nhiễm độc chất lỏng, mưa, sát muối, rung động, tiếng ồn âm thanh… Sau này, các bài kiểm tra đó được các hãng sản xuất áp dụng cho những thiết bị công nghiệp và đồ điện tử của họ.
Chứng nhận E-Mark
E/e Mark là tiêu chuẩn được quy định bởi “khối thị trường chung châu Âu” áp dụng đối với xe ô tô, gắn máy và sản phẩm linh kiện an toàn khác, tiếng ồn và khí thải v.v…, được yêu cầu phù hợp với pháp luật của EU, [EEC Directives] và [ECE Regulation ], quy định rằng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Nhãn hiệu chứng nhận tiêu chuẩn E-Mark được cấp theo quốc gia, số hiệu được cấp là khác nhau. Ví dụ: Đan Mạch với nhãn hiệu E-Mark E18 / e18. Các quốc gia có số chứng chỉ tương ứng:
E1- Đức, E2- Pháp , E3-Ý, E4- Hà Lan, E5- Thụy Điển, E6- Bỉ, E7- Hungary E8- Séc E9- Tây Ban Nha E10- Yugoslavia E11- Anh E12- Áo, E13- Luxembourg, E14- Thụy Sĩ , E16- Na Uy, E17- Phần Lan, E18 – Đan Mạch E19- Romania, E20- Ba Lan, E21- Bồ Đào Nha, E22- Nga, E23- Hy Lạp, E25- Croatia, E26- Slovenia, E27- Slovakia, E28- Belarus, E29- Estonia, E31- Bosnia, E37- Thổ Nhĩ Kỳ.