Bài 5: Quản lý bảng bằng Migrations – Học lập trình Laravel

Trang chủ » Training » Bài 5: Quản lý bảng bằng Migrations – Học lập trình Laravel
28/02/2022 Training 110 viewed

1. Giới thiệu

Migration giống như một hệ thống quản lý phiên bản giống như Git nhưng dành cho cơ sở dữ liệu. Migration cho phép định nghĩa các bảng trong CSDL, định nghĩa nội dung các bảng cũng như cập nhật thay đổi các bảng đó hoàn toàn bằng PHP. Đồng thời các thao tác CSDL này còn có thể sử dụng trên các loại CSDL khác nhau như MySQL, SQL Server, Postgres… mà không cần chỉnh sửa lại code theo CSDL sử dụng
Điều kiện tiên quyết để chạy migration một cách thành công:
  1. Phải có kết nối Database
  2. Migrations muốn sử dụng được thì phải nằm trong thư mục App\database\migrations

2. Tạo migration

Để tạo một migration chúng ta có 2 cách để tạo, một là chúng ta sẽ vào database/migrations tạo một file mới trong đó. Nhưng cách này thường mọi người không dùng nhiều lắm, mọi người hay dùng cách thao tác với command line.
Để tạo một migration ta sẽ sử dụng câu lệnh make:migration File migration mới sẽ được đặt trong thư mục database/migrations
Mỗi file migration được đặt tên bao gồm timestamp để xác định thứ tự migartion với nhau. Ví dụ để tạo mới một bảng posts mới trong CSDl ta sẽ sử dụng câu lệnh sau:
php artisan make:migration create_table_posts_table --create=posts
Khi ta nhấn enter thì ngay lập tức trong file sẽ được tạo trong folder database/migration và nội dung của file sẽ như sau:
<?php

use Illuminate\Support\Facades\Schema;
use Illuminate\Database\Schema\Blueprint;
use Illuminate\Database\Migrations\Migration;

class CreatePostsTable extends Migration
{
    /**
     * Run the migrations.
     *
     * @return void
     */
    public function up()
    {
        Schema::create('posts', function (Blueprint $table) {
            $table->increments('id');
            $table->timestamps();
        });
    }

    /**
     * Reverse the migrations.
     *
     * @return void
     */
    public function down()
    {
        Schema::dropIfExists('posts');
    }
}
Sau đó để tạo bảng trong CSDL thì chúng ta sẽ dùng câu lênh:
php artisan migrate

3. Rollback/Migrate trong một câu lệnh

Câu lệnh php artisan migrate:refresh sẽ đầu tiên rollback lại toàn bộ migration của chương trình, và thực hiện câu lệnh migrate. Tức là thực hiện function down() xong rồi thực hiện function up() trong file migration.
Câu lệnh sẽ thực hiện tái cấu trúc toàn bộ database:
php artisan migrate:refresh
Nếu muốn thực hiện function down() với số lượng batch muốn rollback thì ta dùng câu lệnh:
php artisan migrate:rollback -step=n

4. Schema

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn Schema facade thực thi như nào nhé. Trong file migration để dùng Schema thì chúng ta sẽ use Illuminate\Support\Facades\Schema.
Nếu muốn tạo một bảng mới trong DB của mình thì chúng ta có thể sử dụng
Schema::create('users', function (Blueprint $table) {
    $table->increments('id');
});
Nếu các bạn muốn kiểm tra xem table hoặc column có tồn tại hay không thì ta dùng
if (Schema::hasTable('users')) {
    //
}

if (Schema::hasColumn('users', 'email')) {
    //
}
Nếu muốn đổi tên bảng từ post sang posts thì ta dùng
Schema::rename('post', 'posts')
Khi chúng ta muốn xóa bảng thì có thể sử dụng Schema::drop()
Schema::drop('users');
Schema::dropIfExists('users');

5. Các kiểu column

Command Description
$table->bigIncrements(‘id’); Tăng ID (primary key) sư dụng như “UNSIGNED BIG INTEGER”.
$table->bigInteger(‘votes’); Tương đương với BIGINT.
$table->binary(‘data’); Tương đương với BLOB.
$table->boolean(‘confirmed’); Tương đương với BOOLEAN.
$table->char(‘name’, 4); Tương đương với CHAR với độ dài cho trước.
$table->date(‘created_at’); Tương đương với DATE.
$table->dateTime(‘created_at’); Tương đương với DATETIME.
$table->dateTimeTz(‘created_at’); Tương đương với DATETIME (with timezone).
$table->decimal(‘amount’, 5, 2); Tương đương với DECIMAL với độ chính sách và phần thập phân.
$table->double(‘column’, 15, 8); Tương đương với DOUBLE với độ chính xác, 15 chữ số và 8 ký tự tính sau dấu phảy.
$table->enum(‘choices’, [‘foo’, ‘bar’]); Tương đương với ENUM.
$table->increments(‘id’); Tăng ID (primary key) sử dụng như “UNSIGNED INTEGER”.
$table->integer(‘votes’); tương đương với INTEGER
$table->ipAddress(‘visitor’) tương đương với IP address
$table->json(‘options’) tương đương với JSON
$table->jsonb(‘options’) tương đương với JSONB
$table->longText(‘description’) tương đương với LONGTEXT
$table->macAddress(‘device’) tương đương với MAC address
$table->mediumInteger(‘numbers’) tương đương với MEDIUMINT
$table->mediumText(‘description’) tương đương với MEDIUMTEXT
$table->morphs(‘taggable’) thêm INTEGER taggable_id và STRING taggable_type
$table->nullableTimestamps() giống với timestamps(), ngoại trừ việc cho phép sử dụng NULLs
$table->rememberToken() thêm remember_token như VARCHAR(100) NULL
$table->smallInteger(‘votes’) tương đương với SMALLINT
$table->softDeletes() thêm deleted_at column để soft deletes
$table->string(’email’) tương đương với VARCHAR
$table->string(‘name’, 100) tương đương với VARCHAR có độ dài
$table->text(‘description’) tương đương với TEXT
$table->time(‘sunrise’) tương đương với TIME
$table->timeTz(‘sunrise’) tương đương với TIME (với timezone)
$table->tinyInteger(‘numbers’) tương đương với TINYINT
$table->timestamp(‘added_on’) tương đương với TIMESTAMP
$table->timestampTz(‘added_on’) tương đương với TIMESTAMP
$table->timestamps() thêm vào hai column created_at và updated_at
$table->uuid(‘id’) tương đương với UUID
$table->float(‘amount’, 8, 2); Tương đương với FLOAT, 8 chữ số and 2 chữ số tính sau dấu phẩy.

6. Column Modifier

Nhiều khi chúng ta có thể muốn cột trong table có giá trị null hay not null, vì thế Laravel hỗ trợ các modifier
Ví dụ như ta muốn để cột address trong table users được phép null
Schema::table('users', function ($table) {
    $table->string('address')->nullable();
});

7. Modifying Columns

Các bạn có thể mở terminal lên và cài thư viện doctrine để có thể sử dụng các hàm hữu ích trong nó.composer require doctrine/dbal
Chúng ta thường hay mắc phảỉ sau khi migrate bảng rồi lại sực nhớ ra mình lại không muốn đặt tên cột như thế nữa. Để giải quyết vấn đề đó , thư viện doctrine có hàm xử lý được.
Schema::table('users', function ($table) {
    $table->renameColumn('from', 'to');
});
Hay một vấn đề nữa đó chính là mình muốn giới hạn giá trị kiểu dữ liệu của một cột
Schema::table('users', function ($table) {
    $table->string('name', 50)->nullable()->change();
});

8. Foreign Key Constraints

Đôi khi chúng ta muốn tạo các rằng buộc cho các bảng, chúng ta có thể sử dụng cú pháp sau để rằng buộc cho 2 bảng:
Schema::table('posts', function ($table) {
    $table->integer('user_id')->unsigned();
    $table->foreign('user_id')->references('id')->on('users');
});
Chú ý nếu không migrate mà không chạy được thì các bạn có thể tách ra làm 2 file migration để chạy.
Để drop một foreign ta dùng : $table->dropForeign(‘posts_user_id_foreign’);
Chúng ta nên để ý quy tắc đặt tên foreign <tên_table>_<tên_khóa_ngoại>_foreign
Bạn có thể kích hoạt hay bỏ kích hoạt việc sử dụng foreign key constraint trong migration sử dụng hai hàm sau:
Schema::enableForeignKeyConstraints();
Schema::disableForeignKeyConstraints();
Chia sẻ:
Tags:
TOP HOME