Trong ngôn ngữ lập trình C, các kiểu dữ liệu ám chỉ phần mở rộng của hệ thống được sử dụng cho khai báo biến với cái kiểu khác nhau. Kiểu của biến xác định lượng bộ nhớ được dùng để lưu biến đó và cách các bit được lưu trữ khi được thông dịch.
1. Phân loại
Các kiểu dữ liệu trong C được phân chia như sau:
Kiểu dữ liệu | Mô tả |
---|---|
Kiểu cơ bản | Là các kiểu dữ liệu số học và bao gồm 2 kiểu chính: a) kiểu số nguyên và b) kiểu số thực dấu chấm động. |
Kiểu liệt kê | Đây là các kiểu số học và được dùng để định nghĩa các biến mà nó có thể được gán trước một số lượng nhất định giá trị số nguyên qua suốt chương trình. |
Kiểu void | Kiểu định danh void là kiểu đặc biệt thể hiện rằng không có giá trị nào. |
Kiểu phát triển từ cơ bản | Bao gồm các kiểu : a) con trỏ, b) kiểu mảng, c) kiểu cấu trúc, d) kiểu union và e) kiểu function (hàm). |
Các kiểu dữ liệu mảng và cấu trúc được sử dụng trong tập hợp như các kiểu dữ liệu gộp. Các kiểu là hàm chỉ định loại kiểu mà hàm trả về. Chúng ta sẽ xem các kiểu dữ liệu cơ bản ở phần dưới đây, trong đó những kiểu còn lại sẽ được nhắc đến ở các chương sau.
2. Kiểu số nguyên
Bảng dưới đây đưa cho bạn những hiểu biết chi tiết về kiểu số nguyên với cỡ lưu trữ cũng như giới hạn của nó:
Bạn có thể lấy cỡ chính xác của các kiểu của các biến trên những nền tảng cụ thể, bạn có thể sử dụng toán tử sizeof. Biểu thức sizeof(kieu) trả về cỡ của đối tượng hoặc kiểu dưới dạng byte. Dưới đây là ví dụ để lấy về size của đối tượng int trên bất kỳ máy tính nào.
#include
#include
int main()
{
printf("Kich co luu tru cho so nguyen (int) la: %d \n", sizeof(int));
return 0;
}
Kết quả thu được:
Kich co luu tru cho so nguyen (int) la: 4
3. Kiểu số thực dấu chấm động (Floating-Point) trong C
Bảng dưới đây đưa cho bạn những hiểu biết cụ thể về các kiểu số thực dấu chấm động tiêu chuẩn với cỡ lưu trữ và dải giá trị cũng như độ chính xác:
float.h trong Header file định nghĩa các macro cho phép bạn sử dụng các giá trị này và các kiểu cụ thể khác về giá trị biểu diễn nhị phân của số thực trong chương trình của bạn. Dưới đây là ví dụ sẽ in ra cỡ của kiểu float cũng như dải giá trị của nó:
#include
#include
int main()
{
printf("Lop luu tru cho so thuc (float) la: %d \n", sizeof(float));
printf("Gia tri so thuc duong nho nhat la: %E\n", FLT_MIN );
printf("Gia tri so thuc duong lon nhat la: %E\n", FLT_MAX );
printf("Do chinh xac: %d\n", FLT_DIG );
return 0;
}
4. Kiểu void
Kiểu void xác định không có giá trị nào. Nó được sử dụng trong 3 trường hợp sau đây:
Kiểu | Mô tả |
---|---|
Hàm trả về void | Có rất nhiều hàm trong ngôn ngữ C mà không trả về dữ liệu nào và bạn có thể nói rằng đó là hàm void. Một hàm mà không trả về giá trị nào có kiểu là void. Ví dụ: void exit (int status); |
Hàm với tham số void | Có những hàm trong C mà không chấp nhận bất kỳ tham số. Một hàm với không có tham số nào có thể chấp nhâu là một void. Ví dụ: int rand(void); |
Con trỏ tới void | Một con trỏ có kiểu void * đại diện cho địa chi của đối tượng, chứ không phải là một kiểu. Ví dụ hàm cấp phát bộ nhớ void *malloc (size_t size); trả về một con trỏ void có thể ép kiểu sang bất kỳ một đối tượng nào. |